Môi trường biển là các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học đặc trưng cho nước, đất ven biển, trầm tích dưới biển, không khí trên mặt biển và các hệ sinh thái biển tại một cách khách quan, ảnh hưởng đến con người và sinh vật.
|
Công nhân thu gom dầu tràn dọc theo bờ biển. Ảnh Văn Lưu |
Khái niệm về môi trường biển
Môi trường biển là các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học đặc trưng cho nước, đất ven biển, trầm tích dưới biển, không khí trên mặt biển và các hệ sinh thái biển tại một cách khách quan, ảnh hưởng đến con người và sinh vật.
Ô nhiễm môi trường biển là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ động vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển.
2. Hiện trạng môi trường biển
Môi trường biển của chúng ta đang bị đe dọa bởi tình trạng ô nhiễm!
Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế vùng ven biển không ngừng gia tăng qua các năm. Vấn đề thu gom, xử lý chất thài vùng được các cấp, các ngành và chính quyền địa phương quan tâm nhưng chưa được đầu tư đúng mức. Chất thải rắn không được thu gom, xử lý triệt để đã gây ảnh hưởng chất lượng nước biển, đời sống dân cư vùng ven biển và gây thiệt hại cho những ngành kinh tế gắn với biển.
Hiện nay, mối đe dọa đối với nguồn lợi thủy sản, du lịch biển Việt Nam đang tăng lên cùng với sự gia tăng dân số và mở rộng các hoạt động kinh tế, khai thác biển. Phương thức đánh bắt hủy diệt, phát triển kinh tế và các ngành nghề một cách bất hợp lý... cùng với ý thức kém của con người đã làm suy giảm tính nguồn lợi thủy sản, du lịch biển...Đánh giá sơ bộ cho thấy, trong vòng 50 năm trở lại đây, Việt Nam đã mất tới 80% điện tích rừng ngập mặn. Tùy từng thời kỳ, diện tích này có phục hồi, song không nhiều và rừng ngập mặn vẫn luôn bị đe dọa, tiếp tục bị thu hẹp.
Một trong những nguyên nhân khác làm ảnh hưởng tiêu cực môi trường biển đó là sự cố tràn dầu diễn ra khá thường xuyên tại các vùng bờ biển Việt Nam, do lượng tàu bè qua lại lớn. Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2009 có hơn 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu. Các vụ tai nạn này đã đổ ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế và môi trường. Ngoài ra, các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, hoạt động của tàu thuyền đánh cá, đặc biệt là tàu thuyền nhỏ với thiết bị máy móc lạc hậu và không lắp đặt thiết bị phân ly dầu nước cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm dầu ở biển nước ta. Sự cố tràn dầu và thải dầu cặn vẫn tiếp tục xảy ra nhiều, đôi khi trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường biển.
Môi trường biển ngày càng bị ô nhiễm và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, kinh tế của người dân; cũng như làm suy giảm chất lượng nước biển, từ đó hủy diệt nguồn lợi thủy sản, tài nguyên biển...
3. Hậu quả do ô nhiễm môi trường biển
• Ảnh hưởng tới sinh vật biển
Ô nhiễm biển làm chất lượng nguồn nước bị suy giảm nghiêm trọng. Nước biển bị ô nhiễm làm cho môi trường sống của các loài thủy sản bị hủy hoại. Từ đó, dẫn tới làm suy giảm và hủy diệt các loài thủy hải sản.
Hiện tượng cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ biển sau mỗi đợt sống xảy ra ở các bãi biển bị ô nhiễm nặng gia tăng.
Ô nhiễm biển làm cạn kiệt nguồn tôm giống và các đàn cá gần bờ. Các khu du lịch biển giảm sức thu hút đối với khách du lịch do biển ô nhiễm.
Các hệ sinh thái ven biển bị suy giảm nghiêm trọng như: rừng đước, rừng tràm…
• Ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe và đời sống của con người
Năng suất cũng như sản lượng đánh bắt, nuôi trông hải sản giảm, do đó dẫn tới giảm thu nhập của ngư dân. Như vậy tác động trực tiếp nên cuộc sống và các nhu câu sống của họ.
Các vi khuẩn trong chất thải làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người gây ra các bệnh tả, thương hàn, bại liệt ...Biển ô nhiễm kéo theo đố là chất lượng không khí ở đó bị ô nhiễm, có mùi khó chịu và mang theo nhiều chất độc hại làm tổn hại tới sức khỏe của người dân, nhất là các bệnh về hô hấp, về da...
• Do yếu tố tự nhiên
Do các loại vi sinh vật biển, vi tảo biển ngày càng gia tặng về số lượng, tham gia vào hiện lượng thủy triều đỏ, làm suy giảm các sinh vật biển có lợi.
Các hoạt động địa chất như núi lửa, bão.. .làm chết hàng loạt sinh vật biển, xác chết của chúng không đụợc xử lý đã gậy ô nhiễm vùng biển đới bờ.
Ngoài ra, sự đứt gãy của vỏ trái đất làm rò rỉ những mỏ dầu ở đáy đại dương cũng đã góp phần gây ra tình trạng ô nhiễm biển.
• Do yếu tố con người:
Nuôi trồng thủy sản bất hợp lý
Các hoạt động đánh bắt hải sản không hợp lý cũng ảnh hưởng to lớn tới biển;
Trước đây, người dân thường chỉ nuôi quảng canh, ít sử dụng thức ăn và hoá chất độc hại. Gần đây, phần lớn cơ sở đã đi vào nuôi trên quy mô công nghiệp dẫn tới các nơi cư trú sinh vật, bãi đẻ, bãi giống bị hủy diệt, dịch bệnh xuất hiện tràn lan...
Tình trạng ô nhiễm môi trường biển còn do các địa phương khai thác, sử dụng không hợp lý các vùng đất cát ven biển, dẫn tới việc thiếu nước ngọt, xói lở bờ biển với mức độ ngày cùng nghiêm trọng.
Việc khai thác bằng đánh mìn, sử dụng hoá chất độc hại làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn lợi thủy sản và gây hậu quả nặng nề cho các vùng sinh thái biển.
• Do các hoạt động hàng hải
Nước thải phát sinh từ tàu biển và phương tiện hảng hải, nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển, cảng biển, bãi và kho chứa hàng. Trong đó, nước thải công nghiệp tàu biển thường chứa dầu, hóa chất tẩy rửa và kim loại nặng với hàm lượng cao hơn mức cho phép rất nhiều, đây là lý do gây đe dọa nghiêm trọng chất lượng nước biển khu vực tiếp nhận nước thải.
Ngoài ra, các vụ va chạm tàu thuyền trên biển làm tràn hóa chất, dầu, các chất độc hại...cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến môi trường biển và ven biển. Theo thống kê, từ năm 1992 - 2006, có 35 vụ sự cố tràn dầu xảy ra tại Việt Nam. Đa phần các sự cố tràn dầu là do đâm va của tàu dầu, trong đó: 56% số vụ < 700 tấn và 100% số vụ > 700 tấn.
- Gia tăng dân số và phát triển đô thị vùng ven biển
Biển và vùng ven biển là nơi tập chung các hoạt động phát triển của con người: trên 50% số đô thị lớn, gần 60% dân số tính theo đơn vị cấp tinh, phần lớn các khu công nghiệp và khu chế xuất, các vùng nuôi thủy sản, các hoạt động cảng biển - hàng hải và du lịch được xây dựng ở đây năm 2010.
Dân số tăng dẫn đến tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên tăng theo. Càng ngày người dân hình thành thói quen tiêu thụ tài nguyên lãng phí. Từ đó, đã gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường biển, khu dân cư ven biển, làm suy giảm và suy thoái tài nguyên biển và vùng ven bờ.
Vùng biển gần bờ nước ta hầu như còn rất ít tôm cá, dân số thì lại đông. Cuộc sống của khoảng 600.000 ngư dân và gia đình họ vẫn cần có cá hàng ngày và khai thác nhiều cá tôm hơn. Dẫn tới tình trạng khai thác thủy hải sản càng nhiều và dẫn đến hủy diệt tài nguyên biển. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên và môi trường biển.
Sự gia tăng dân số vùng ven biển làm tăng lượng chất thải từ hoạt động dân cư ven biẻn đổ ra môi trường, và thải đổ vào biển qua hệ thống sông ngòi, kênh rạch. Lượng chất thải này tăng mạnh nhất ở các đô thị ven biển, nơi tập trung các hoạt độ phát triển kinh tế - xã hội và thu hút dân lao động từ các tỉnh thành khác.
Hiện nay, tại khu vực các tỉnh thành ven biển, hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng hầu như chưa có, vì vậy chất thải đổ ra môi trường gây ảnh hướng càng nghiên trọng hơn.
- Lối sống giản đơn và dân trí thấp
Cơ cấu dân cư ven biển từ nhiều nguồn, họ đến từ tứ xứ, có một bộ phận dân cư ngoài đất Việt. Kiến thức của người dân chài còn giản đơn, xem sản vật bắt được là sự ban tặng của biển trời.
Khái niệm bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển vẫn còn xa vời với họ.
Tập quán và phong tục sống của cư dân ven biển nói chung và ngư dân nói riêng đến nay còn lạc hậu, học vấn thấp do không có điều kiệu học tập, nhận thức về môi trường và tài nguyên biển của đại bộ phận dân cư ở đây vẫn còn thấp kém.
Hành vi và cách ứng xử của họ với các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên rất hạn chế, chưa thành thói quen tự giác.
- Họạt động công nghiệp
Cùng vói sự gia tăng dân số và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các nhà máy, xí nghiệp mọc lên và hàng ngày thải một lượng lớn khí CO2. Nồng độ CO2 cao trong không khí sẽ làm cho hàm lượng CO2 hòa tan trong nước biển tăng. Nhiều chất đọc hại và bụi kim loại nặng được không khí mang ra biển. Sự gia tăng nhiệt độ khí quyển của trái đất do hiệu ứng nhà kính sẽ kéo theo mực nước biển dâng cao và thay đổi môi trường sinh thấi biển.
- Chưa quan tâm các công tác nghiên cứu về biển
Do chưa quan tâm đến công tác nghiên cứu biển nên dẫn đến hiện tượng khua thác bừa bãi và sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây nên suy thoái môi trường và làm mất cân đối các hệ sinh thái, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và chất lượng cuộc sống.
Cơ sở hạ tầng vùng ven biển và hải đảo còn thiếu thốn và lạc hậu; sự phát triển kinh tế biển còn yếu kém, phiến diện, sản xuất nhỏ, lạc hậu.
Vấn đề phòng, chống và khắc phục hậu quả của bão lụt, thiên tai từ hướng biển còn nhiều hạn chế.
Sự thiếu hiểu biết pháp luật về biển, nhất là pháp luật bảo vệ môi trường biển của những người tham gia hoạt động khai thác sử dụng, quán lý biển cũng góp phần làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường biển.
- Thể chế chính sách còn nhiều bất cập
Các ngành thường chú trọng nhiều hơn đến mục tiêu phát triển kinh tế, các mục tiêu xã hội và môi trường ít được ưu tiên; đồng thời, chỉ chú ý đến lợi ích ngành mình, ít chú ý đến lợi ích ngành khác.
Các cơ quan quản lý vẫn còn chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ, trong khi có những mảng trống bị bỏ ngỏ không ai có trách nhiệm giải quyết.
Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào tiến trình quản lý hoàn toàn thụ động và không thường xuyên, do còn thiếu các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của họ một cách cụ thể.
Các chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường biển của Việt Nam còn chung chung, chưa cụ thể và thiếu thực tế, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện.
5. Sự cố môi trường điển hình trên biển
Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
• Sự cố hạt nhân, chất phóng xạ:
Nguyên nhân chủ yếu là do thiên tai (động đất, sóng thần,...) gây chấn động mạnh, làm cho các hê thống chứa chất phóng xạ bị tác động dẫn đến rò rỉ ra ngoài môi trường. Hâu quả làm ô nhiễm môi trường biển, làm chết các loài thủy sản, nhiệt độ không khí tăng, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, thiệt hại về kinh tế...
Ví dụ: Sự cố hạt nhân tại Nhật Bản vào tháng 3/2011, nguyên nhân do sóng thần gây ra. Theo thống kê cho đến nay, 11.000 người được xác nhận đã chết và hơn 16.000 người vẫn đang mất tích sau thảm họa này.
• Thủy triều đỏ (tảo nở hoa):
Do mầm tảo có sẵn trong biển, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp ra biển, cộng với điều kiện thuận lợi (nhiệt độ tăng, việc trao đổi nước kém, hoặc dinh dưỡng trong môi trường tăng)... kích thích tảo phát triển và sinh sản theo cấp số nhân. Điêu đó làm thay đổi màu của nước. Khi tảo vào giai đoạn tàn lụi, chúng lại được gió và thủy triều đưa vào bờ gây ra hiện tượng thủy triều đỏ. Hậu quả sinh ra các độc tố gây ô nhiễm môi trường biển, đến nguồn lợi biển, tác động gián tiếp đến đời sống, sức khỏe con người.
Ví dụ: Hiện tượng tảo nở hoa xuất hiện ở Hải Phòng vào tháng 3/2012 làm cho môi trường xấu đi qua sự tiêu giảm lượng oxy hòa tan trong nước; đồng thời, làm cho động vật biển chết hàng loạt.
• Sự cố tràn dầu:
Sự cố môi trường do tràn dầu là dạng sự cố xảy ra phổ biến, hoàn toàn do con người và gây những thiệt hại lớn, gây hậu quả môi trường nghiêm trọng. Và được xem là một trong những dạng sự cố gây ra tổn thất kinh tế lớn nhất, trong các loại sự cố môi trường do con người gây ra.
Vùng biển Việt Nam là loại biển mở nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là một trong những trục hàng hải có lưu lượng tàu bè qua lại rất lớn, trong đó 70% là tàu chở dầu. Tuy chưa được xếp vào biển có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng cũng được cảnh báo là có nguy cơ ô nhiễm cao trong tương lai, vì công nghiệp đang phát triển mạnh ở các vùng duyên hải và hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trong khu vực ngày một tăng, trong khi đây lại là nơi thường xuyên xảy ra những thiên tai nguy hiểm trên biển.
Từ năm 1989 đến nay, có khoảng hơn 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu, các vụ tai nạn này đều đổ ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu. Những vụ tràn dầu thường xảy ra vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm ở miền Trung và tháng 5 và tháng 6 ở miền Bắc. Thực tế cho thấy, các sự cố tràn dầu xảy ra liên tục trong nhiều năm gần đây.
Theo Báo cáo kết quả xây dựng quản đồ hiện trạng sự cố tràn dầu trên biển và ven biển. Tình hình tràn dầu trên vùng biển và ven biển Việt Nam diễn ra rất đáng lo ngại.
Năm 2005: 2 vụ; năm 2006: 1 vụ; năm 2007: 12 vụ; năm 2008: 9 vụ; năm 2010: 8 vụ